** Vài nét về đà điểu:

– Đà điểu Châu Phi (Ostrich) là giống chim khổng lồ lớn nhất thế giới. Được du nhập vào nước ta vào những năm gần đây và được Hội Khuyến Nông – Bộ Nông Nghiệp khuyến khích phát triển chăn nuôi.

– Những năm qua, nghề chăn nuôi đà điểu đã phát triển mạnh ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Rất nhiều hộ nông dân tham gia nuôi đà điểu đã phát tài, giàu có. Một số hộ nuôi với số lượng lớn, thậm chí có hộ nuôi với tổng đàn đà điểu lên tới 500–700con.

– Đà điểu đẻ trứng giống như gà, vịt…Nhưng rất lớn khoảng 1.5kg/ trứng, trung bình khoảng 40-50 trứng/ năm nên khả năng gia tăng số lượng cho đàn là rất lớn “ đẻ như gà, lớn như bò”

– So với heo, gà, vịt, Đà điểu là loài ít tốn thức ăn tinh nhất và là loại động vật hoang dã sống trong môi trường khắc nghiệt nên hay ăn tạp (rau củ, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp…đều là loài khoái khẩu), khả năng khán thể tốt (ít bệnh) và là loài nuôi kinh tế nhất hiện nay.

1. Đà điểu giống mới nở

– Đà điểu mới nở hay đà điểu bóc trứng có trọng lượng 0,7kg

Đà điểu giống sau khi nở để trên sàn giữ ấm

2. Đà điểu giống đang úm

– Sau khi nở được 3 ngày, đà điểu con được chuyển đến phòng úm, ở đây đà điểu con được thả trong phòng rộng khoảng 20-25 m2, nhiệt độ trong phòng khoảng 32oC.

– Thức ăn: Thức ăn của đà điểu con trong giai đoạn úm chủ yếu là cám gà con, ngoài ra một ngày cho ăn 2-3 lần rau xanh thái nhỏ.

– Nước uống: Nước uống cho đà điểu giai đoạn nuôi úm cần ấm và bổ sung thêm thuốc úm và các chất khoáng vi lượng như canxi.

Đà điểu trong giai đoạn nuôi úm

3. Đà điểu giống thả cát

– Sau khoảng 2 tuần có thể thả đà điểu con ra cát. Tuy nhiên thời gian đầu mỗi ngày nên thả khoảng 1-2 tiếng. Và thả vào lúc có nắng, nên thả vào khoảng 7-9 giờ buổi sáng, 16-18 giờ buổi chiều.

– Với đà điểu con loại này vẫn cần phải tránh mưa, tránh nước. Vậy nên khi thả đà điểu con ra cát bà con cần chú ý le đà điểu con vào chuồng khi trời mưa hoặc trời nổi gió to.

– Đà điểu con tầm 2 tuần tuổi vẫn chưa phân biệt được các loại thức ăn nên cần vệ sinh chuồng trại cẩn thận, tránh các vật sắc nhọn, vật khó tiêu vương vãi ở nền chuồng như đinh, ốc vít, giấy bóng, bông, vải …

– Thức ăn: Ngoài cám gà con cần bổ sung thêm nhiều rau xanh.

– Nước uống: Vẫn cần bổ sung thêm thuốc úm.

4. Đà điểu giống nuôi thương phẩm

– Đà điểu sau 6 tuần có thể thả ra cát cả ngày và được chuyển sang khu vực nuôi thương phẩm.

– Đà điểu con loại này có sức đề kháng tốt dần lên, có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt.

– Thức ăn: Ngoài cám gà con nên cho ăn nhiều rau xanh, ngoài ra nên cho ăn thêm các chất tinh bột như cám gạo, cám gô, cám đậu tương.

– Nước uống: Đà điểu sau 6 tuần tuổi có thể uống nước máy tự nhiên. Tuy vậy thỉnh thoảng nên bổ sung thêm các chất khoáng vi lượng để tăng sức đề kháng cho đà điểu.

*** Lợi ích của nghề nuôi đà điểu: 

– Nuôi đà điểu có nhiều ưu điểm – sinh trưởng phát triển nhanh, sức đề kháng cao, ít có dịch bệnh xảy ra. Bản năng giống đà điểu là 70% gia cầm và 30% gia súc. Khi đã đạt trọng lượng từ 30kg trở lên, khả năng chịu đựng với những tác động ngoại cảnh của chúng rất tốt.

– Thịt rất có lợi cho sức khỏe, mang lại lợi ích kinh tế lớn. Người nuôi trong thời gian trên 9 – 10 tháng tuổi đem lại trọng lượng 95kg – 100 kg/con.